Cơ hội đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số tỉnh Bắc Kạn

Là địa phương miền núi sở hữu nhiều nông sản, đặc sản có chất lượng, nhất là những sản phẩm trong Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), như: Cam, quýt, hồng không hạt, gạo, miến dong… Thời gian qua, sự nỗ lực của tỉnh Bắc Kạn trong việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các sản phẩm của địa phương có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Song song với đó, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp đạt hiệu quả cao giúp người dân quảng bá, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm, mang đến cơ hội đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số tỉnh Bắc Kạn. 

Cơ sở triển khai xúc tiến thương mại trên tỉnh Bắc Kạn thời gian qua 

Hoạt động xúc tiến thương mại, nòng cốt là Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã đạt được các kết quả tích cực. Cụ thể, Bộ Công Thương đã cùng với các hiệp hội ngành hàng, cơ quan xúc tiến thương mại không ngừng đổi mới cách thức triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. 

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016 – 2019, Bộ Công Thương phê duyệt 776 đề án xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí hỗ trợ 418 tỷ đồng. 

Các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã hỗ trợ trên 30.000 lượt doanh nghiệp tham gia, các doanh nghiệp đã trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng trong thời gian tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại với tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương đạt trên 14,8 tỷ USD. 

Năm 2020, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được phê duyệt gồm với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 136 tỷ đồng. 

Cơ hội nào thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số tỉnh Bắc Kạn

Trong bối cảnh hoạt động chuyển đổi số đang trở thành hoạt động chuyển mình mạnh mẽ và sâu rộng như hiện nay, đặc biệt với hoạt động thương mại điện tử đang trở thành một sân chơi mới đầy tiềm năng và cũng không kém thách thức cho các doanh nghiệp của Tỉnh Bắc Kạn.

Để hội nhập sâu rộng, tăng khả năng tiếp cận sản phẩm đến các đối tượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng với chi phí hợp lý và mang lại tính hiệu quả cao đang là vấn đề trăn trở của không ít doanh nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư hệ thống sàn thương mại điện tử của tỉnh Bắc Kạn là hết sức cần thiết biến việc kết nối giao thương trở nên dễ dàng, thuận tiện, dù ở bất cứ đâu, phá vỡ các rào cản về mặt địa lý. 

Tập đoàn Kim Nam hiện là đơn vị đang triển khai sàn thương mại giúp kết nối và giới thiệu sản phẩm cho của doanh nghiệp tại các tỉnh tới người tiêu dùng và đối tác. Chúng tôi nắm bắt được nhu cầu xây dựng một sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp và người dân của tỉnh Bắc Kạn đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh kết nối giao thương và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn. 

Dự kiến trong tháng 6 tới, sàn thương mại điện tử doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển theo 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1 sẽ dần hoàn thiện các chức năng cơ bản và triển khai thử nghiệm trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Hoàn thiện giải pháp kết nối sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp trên tỉnh; Các giải pháp quản lý/đánh giá năng lực/thông tin về doanh nghiệp; Các giải pháp cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp tại tỉnh lên thị trường thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm tới thị trường; Cung cấp các giải pháp Logistics và giải pháp thanh toán điện tử. 

Giai đoạn 2 sẽ hoàn thiện và nâng cấp các feature, cụ thể: Các giải pháp truy xuất nguồn gốc và xác thực thông tin sản phẩm; Các giải pháp chữ ký số và hợp đồng điện tử. 

Mong rằng các hoạt động sắp tới về xúc tiến thương mại sẽ thực sự tạo cầu nối giữa doanh nghiệp, người dân và thị trường, tạo ra môi trường kinh doanh, lưu thông hàng hóa thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương.