Thời kỳ kinh tế số đang tạo động lực mạnh mẽ thúc hoạt động kinh doanh của các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đặc biệt, để thấy được tác dụng cũng như tập trung phát triển tại từng khu vực đặc thù. Cụ thể, từ sự hỗ trợ của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 1, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã bước đầu đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng và đáng hoan nghênh trong hoạt động chuyển đổi số, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại.
Vi Hương được lựa chọn trở thành xã tiên phong thực hiện cách mạng kinh tế số
Xã Vi Hương là thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Bạch Thông – Bắc Kạn. Xã tập trung rất nhiều dân tộc thiểu số gồm: dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mường. Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ do đó thu nhập bình quân trên đầu người còn rất thấp. Để nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế nơi đây, cán bộ xã và tỉnh Bắc Kạn cần có những người án hỗ trợ, “tặng cần câu” và “dậy nuôi cá” một cách tập trung và mạnh mẽ.
Nhằm thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và trao tặng cơ hội cho người dân xã Vi Hương “vượt lên chính mình” thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Các doanh nghiệp công nghệ đã cùng các cơ quan chính quyền địa phương phối hợp, hỗ trợ thí điểm chuyển đổi số phát triển thương mại điện tử và thanh toán điện tử và xây dựng xã trở thành chính quyền điện tử mới. Với mục tiêu ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Chương trình dự kiến sẽ mang đến cho người dân xã Vi Hương rất nhiều cơ hội đổi mới để thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.
Thành tựu của xã Vi Hương sau khi áp dụng chuyển đổi số nền kinh tế địa phương
Ngay sau khi thực hiện cuộc cách mạng số kết hợp phát triển kinh tế số. Chính quyền địa đã nhanh chóng thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh theo định hướng áp dụng công nghệ thông tin, tập trung phát triển tại các hợp tác xã (HTX). Trong đó, HTX Thiên An là đơn vị được hỗ trợ tiên phong và nhanh chóng hoàn thiện được quy trình sản xuất; các sản phẩm của HTX được các đơn vị chức năng cấp giấy phép lưu hành, được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu và được đăng ký bảo hộ sản phẩm theo quy định.
Đồng thời, HTX cũng đã được hỗ trợ xây dựng hệ thống website, fanpage bán hàng và truyền thông các mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp của mình đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, HTX cũng đã bày bàn sản phẩm của mình trên nền tảng thương mại điện tử dành cho nông sản Agri Connect được xây dựng để kết nối các gian hàng trên các sàn như Postmart, Tiki, Shopee… giới thiệu các sản phẩm.
Nhìn chung, sau sự tập trung, cố gắng của cán bộ xã, cơ quan ban ngành cũng như sự cần cù, nỗ lực của doanh nghiệp trên địa bàn. Chương trình thí điểm chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 1 tại xã Vi Hương – huyện Thạch Thông – tỉnh Bắc Kạn đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp người dân chủ động hơn trong hoạt động chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế khu vực, nâng cao đời sống của người dân.