Nhận thấy những lợi ích từ dịch vụ thương mại điện từ trong hoạt động xúc tiến thương mại, tỉnh Bắc Kạn đã nhanh chóng triển các website điện tử hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân có thể dễ dàng kinh doanh, quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử(TMĐT). Đến nay, các Giao dịch TMĐT của doanh nghiệp với người tiêu dùng đang ngày càng phổ biến, số người dùng mua hàng và thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng.
Hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn
Nhằm mục tiêu phát triển thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ vào hoạt động xúc tiến thương mại của địa phương. Ban lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã và đang tập trung chú trọng hỗ trợ bà con giải pháp tiếp cận công nghệ trong hoạt động mua – bán. Bên cạnh đó là triển khai các đề tài TMĐT: Xây dựng và vận hành phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho một số lĩnh vực cấp phép (năm 2016); xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp và thương mại tỉnh Bắc Kạn (năm 2017). Đặc biệt, 7 hợp tác xã tiên phong của tỉnh còn được hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử (năm 2018), 6 đơn vị sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ xây dựng giải pháp phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng (năm 2019).
Bắc Kạn cũng là khu vực tập trung rất nhiều mỏ khoáng sản kim loại với các công ty khai thác mỏ. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tại bàn cân điện tử, cửa mỏ tỉnh đã triển khai lắp đặt hệ thống camera giám ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý khối lượng khoáng sản khai thác, vận chuyển của các doanh nghiệp.
Đánh giá hoạt động thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn 2020
Những hoạt động mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử của tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây.
Cùng với sự nỗ lực của đảng bộ chính quyền tỉnh Bắc Kạn cùng với các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và thương mại điện tử trong việc xúc tiến thương mại. Trong năm 2020, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cùng với cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉnh Bắc Kạn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương là 3,16% (bình quân chung của cả nước là gần 3%).
Mặc dù đạt được những thành tựu nhật định, những hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước vẫn còn gặp rất nhiều vấn đề cần cải thiện:
– Các cá nhân tham gia hoạt động giao dịch TMĐT vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc đăng ký kinh doanh. Điều này gây thất thoát thuế cho nhà nước, bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng rất khó kiểm soát hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ cá nhân này để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
– Các phần mềm thương mại điện tử đã rất phát triển, tuy nhiên các giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng địa phương còn nhiều hạn chế.
– Hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm phát triển, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng website nhưng vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng trong hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu.
Để giải quyết tình trạng này, tỉnh cần có các phương án huấn luyện, đào tạo giúp người dân cũng như doanh nghiệp biết cách sử dụng và tận dụng được hết các tiềm năng từ hoạt động thương mại điện tử đối với doanh nghiệp và người tiêu dụng. Từ đó, dễ dàng tạo môi trường giao thương trực tuyến tốt nhất, kết hợp hiệu quả giữ kinh doanh truyền thông và kinh doanh 4.0.